Sâm đại hành còn có tên là: tỏi Lào, hành đỏ, tỏi đỏ, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào).
Cái tên sâm đại hành là do củ của vị thuốc rất giống với củ hành, người dân thường dùng củ để làm thuốc bồi bổ cơ thể nên được gọi là sâm.
Tên Khoa học là Eleutherine Subaphylla Gagnep. Họ La dơn (Iridaceae).
Sâm đại hành thường mọc hoang ở các sườn đồi, bìa rừng hoặc dưới tán rừng. Cây còn được trồng để lấy củ làm thuốc ở nhiều nơi như: Hòa Bình, Hà Tây, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh … Ở Hà Nội và một số địa phương cũng có nhà trồng, trồng sâm đại hành (tỏi đỏ) rất đơn giản, chỉ việc vùi cây xuống dất như trồng hành, tồng tỏi.
Bộ phận được dùng làm thuốc của sâm đại hành là củ, loại củ có màu đỏ
Khi thu hoạch, người dân đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng lâu dài. Có thể tán bột sử dụng.
Vị thuốc có màu đỏ, dùng ngâm rượu mùi vị rất thơm ngon.
Năm 1973 Các nhà khoa học Viêt Nam là: Lê Văn Hồng và Nguyễn Văn Đoàn đã nghiên cứu và tìm ra 4 hoạt chất quý trong sâm đại hành đó là: Eleutherin, izoeleutherin, eleutherola và một chất chưa xác định được đặt tên là Ex. Cả ba hoạt chất được tìm thấy trong cây sâm đại hành đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng: Staphyllococ-cus aureus
Sâm đại hành có thể dùng làm thuốc ở dạng tươi hay khô với liều lượng như sau:
Loại khô dùng từ 10 đến 12gram
Loại tươi dùng từ: 20 đến 30gram
Dùng dưới dạng sắc nước uống hay ngâm rượu.
Sâm đại hành dùng tốt cho trẻ nhỏ để điều trị chốc đầu, mụn nhọt, viêm phế quản dưới dạng nước sắc
Vui lòng đợi ...